Quy trình hiệu chuẩn máy đo chất rắn lơ lửng
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
– Đầu đo không bị gãy, nát không bị biến dạng.
– Màn hình chỉ thị của thiết bị không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến kết quả đọc.
– Nút nhấn điều khiển còn đầy đủ, nguyên vẹn.
– Hình dáng bên ngoài không ảnh hưởng tới kết quả đo.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
– Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Tất cả các nút điều khiển còn hoạt động tốt.
– Màn hình hiển thị rõ ràng, không đứt nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Máy đo chất rắn lơ lửng được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
– Kiểm tra điểm “0”
– Kiểm tra sai số
– Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 4: Xử lý chung
– Phương tiện đo sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
– Chu kỳ khuyến nghị hiệu chuẩn định kỳ là 1 năm
– Khi tiến hành hiệu chuẩn, đảm bảo các điều kiện sau:
+ Nhiệt độ ( 25 ± 5 ) oC.
+ Độ ẩm tương đối ( 40 – 70 ) %RH
Các model hãng sản xuất máy đo chất rắn lơ lửng trên thị trường:
…
Nguyên lý hoạt động máy đo chất rắn lơ lửng:
– Chất rắn lơ lửng (TSS) là tổng rắn lơ lửng hay còn gọi là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có khả năng lắng tụ càng lớn càng phản ánh mức độ ô nhiễm càng cao, độ đục càng cao
– Máy đo tổng chất rắn lơ lửng ghi lại sự thay đổi kích thước, hình dạng và nồng độ của các hạt các chất rắn lơ lửng phân tán lại ánh sáng tùy vào từng kích thước, hình dạng và thành phần mà máy báo lại con số cụ thể giúp các chuyên gia có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho môi trường nước.
Nguồn gốc xuất hiện và ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng trong nước thải
– Trong nước thải, tổng chất rắn lơ lửng xuất hiện chủ yếu đến từ chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Nguyên nhân là vì những hóa chất sử dụng hằng ngày không có khả năng tự phân hủy, chúng dễ kết tụ thành nhiều loại chất không hòa tan. Mặt khác các chất ô nhiễm như kim loại nặng và các mầm bệnh có thể bám vào các hạt lơ lửng và xâm nhập vào nước.
– Hàm lượng TSS trong nước thải cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước do quá trình phân hủy yếm khí. Khi nước nóng lên không thể chứa nhiều Oxy hòa tan như nước lạnh, do đó mức DO sẽ giảm. Khi DO thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống, khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật. Đồng thời quá trình phân hủy yếm khí tạo ra H2S và CH4 gây phát sinh mùi hôi.
– Một số ảnh hưởng khác khi TSS cao như cản trở tầm nhìn của sinh vật, nhất là cá, giảm khả năng sinh sản cũng như sức đề kháng của sinh vật. Mặt khác dư lượng TSS còn chứa chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo phát triển giảm sự quang hợp, làm hệ sinh thái phát triển chậm.
Vai trò của máy đo tổng chất rắn lơ lửng
– Xác định được hàm lượng TSS giúp định hướng quá trình xử lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Dựa vào chỉ số TSS để phân loại độ đục của nước từ đó có kế hoạch xử lý giảm mức độ ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB® |
|||
Địa chỉ | HCM Office: | Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh | |
Hà Nội Office: | Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội | ||
Đà Nẵng Office: | Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng | ||
Hotline | 0926 870 870 | ||
loi.phung@vietcalib.vn | |||
Website | https://www.vietcalib.vn| http://www.hieuchuanvietcalib.vn |