Hiệu chuẩn là gì? Phân biệt kiểm định và hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn, đặc biệt là hiệu chuẩn thiết bị đo lường là một khái niệm không hề mới. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về hoạt động vô cùng cần thiết này. Cùng hiệu chuẩn vietCALIB tìm hiểu hiệu chuẩn là gì thông qua bài viết sau đây nhé.

 

1. HIỆU CHUẨN LÀ GÌ?

Theo Luật Đo lường Việt Nam, Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. 

Nói đơn giản, bản chất của việc hiệu chuẩn chính là so sánh phương tiện đo với một chuẩn đã được đề ra để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó, là biện pháp đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của tất cả phương tiện đo lường so với chuẩn đã được đề ra đó.

2. VÌ SAO CẦN PHẢI HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ?

Hoạt động hiệu chuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của một nền kinh tế nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Hoạt động này nhằm duy trì các giá trị của hệ thống chuẩn cũng như hệ thống các phương tiện đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của các phép đo được thực hiện trong sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

Hiệu chuẩn giúp đảm bảo giảm thiểu độ lệch của thiết bị. Theo thời gian, các thiết bị đều sẽ có dấu hiệu bị “lão hóa” đi, độ chính xác và ổn định cũng vì vậy mà giảm đi trông thấy. Chính vì vậy, việc hiệu chuẩn thiết bị đóng vai trò quan trọng và cần được thực hiện trong những khoảng thời gian phù hợp.

Việc đảm bảo các thiết bị đo lường được hiệu chuẩn sẽ mang lại những lợi ích như:

Đảm bảo sự tin cậy của thiết bị đo lường

Đảm bảo các kết quả của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác

Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo,

Bên cạnh đó, thông qua việc hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, bạn hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu sau:

– Kết quả hiệu chuẩn có thể được lưu trong hồ sơ, đôi khi được gọi là chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc báo cáo hiệu chuẩn.

– Hiệu chuẩn còn giúp xác định các đặc tính đo lường khác như ảnh hưởng của các đại lượng đo quan trọng

– Bên cạnh đó, kết quả hiệu chuẩn cũng cho phép chuyển giá trị của phép đo thành các chỉ số hoặc quyết định các nội dung điều chỉnh đối với các chỉ số

Chi phí và sự rủi ro của việc không hiệu chuẩn:

Việc thực hiện hiệu chuẩn thường sẽ khá tốn kém cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, hoạt động này thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Tuy vậy, bỏ qua hoạt động hiệu chuẩn có thể dẫn đến việc máy móc, thiết bị bị ngừng hoạt động giữa chừng, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

Hơn nữa, nếu thiết bị quan trọng với quá trình hoặc đặt nơi nguy hiểm, cứ để cảm biến bị lệch theo thời gian có thể gây ra mất an toàn cho nhân viên.

Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy với các thiết bị không được hiệu chuẩn hoàn toàn có thể gây ra nguy hiểm cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các đơn vị sản xuất thực phẩm, đồ uống hay dược phẩm, hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng về mặt danh tiếng, nặng hơn là bị tước giấy phép hoạt động do công ty không đáp ứng các yêu cầu. 

3. KHI NÀO CẦN HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ?

Đa phần các thiết bị đều cần hiệu chuẩn theo những khoảng thời gian cố định để khắc phục độ lệch của chúng. Khoảng thời gian giữa những lần hiệu chuẩn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nhìn chung vẫn là dựa trên tầm quan trọng và các tiêu chuẩn chất lượng khác.

Trước hết, doanh nghiệp sẽ cung cấp khoảng thời gian hiệu chuẩn tham khảo. Khoảng thời gian này có thể được rút ngắn nếu thiết bị được sử dụng trong một quá trình hay một ứng dụng quan trọng. Các tiêu chuẩn chất lượng cũng có thể quyết định tần suất một cảm biến áp suất hay nhiệt độ cần hiệu chuẩn.

4. QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN:

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường thường sẽ được diễn ra như sau:

Trước tiên, các giá trị đọc được trên các thiết bị đo sẽ được so sánh với giá trị đã được quy định sẵn trên thiết bị mẫu.

Tiếp theo, các thiết bị cần được hiệu chuẩn sẽ được chuyển đến các trung tâm, tổ chức hiệu chuẩn Quốc gia. Tại đây, các thiết bị sẽ được hiệu chuẩn một cách chính xác và toàn diện hơn.

Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị đều đã có bộ dụng cụ đo đạt chuẩn hoặc các phụ kiện chuyên dụng để hiệu chuẩn các thiết bị mà không cần phải gửi chúng đến các trung tâm hiệu chuẩn. Việc hiệu chuẩn đối với một số thiết bị sẽ trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Đối với dòng sản phẩm khúc xạ kế, đặc biệt là các sản phẩm khúc xạ kế đến từ hãng Bellingham Stanley, dòng sản phẩm sẽ được hiệu chuẩn bằng các dung dịch chuẩn chuyên dụng.

Với chỉ số độ brix và lĩnh vực ứng dụng đa dạng, bộ dung dịch hiệu chuẩn cho khúc xạ kế của hãng Bellingham Stanley sẽ giúp cho việc hiệu chuẩn khúc xạ kế trở nên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn giữ được độ chính xác cần thiết.

5. PHÂN BIỆT KIỂM ĐỊNH VÀ HIỆU CHUẨN:

Một vài điểm giống và khác nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn:

Nội dung Kiểm định Hiệu chuẩn 
Giống nhau Là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.
Tính bắt buộc theo pháp luật Mang tính pháp lý bắt buộc. Phải tuân thủ đúng quy trình cũng như thời hạn kiểm định Không mang tính bắt buộc. Nó sẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO được cấp
Kết quả thực hiện Kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định. Hiệu chuẩn cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn. Giấy hiệu chuẩn tuy có đầy đủ kết quả sai số, tuy nhiên có đạt yêu cầu sử dụng hay không thì tuỳ thuộc yêu cầu mục đích sử dụng, trừ trường hợp nếu sai số quá lớn sẽ không được cấp giấy hiệu chuẩn. Sau khi hiệu chuẩn thiết bị đo lường nhiệt hay khối lượng, cần cộng số hiệu chính (offset) vào kết quả đo.
Quy trình thực hiện Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP
Thời hạn  Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN, thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. Thời hạn hiệu chuẩn được thực hiện theo khuyến cáo của NSX hoặc SOP của đơn vị sử dụng, thường là 12 tháng.
Vai trò Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.

Hy vọng rằng qua bài viết, quý khách sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm hiệu chuẩn là gì cũng như tầm quan trọng của hiệu chuẩn thiết bị.

 

 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU  HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM  HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB®

Địa chỉ HCM Office: Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội Office: Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng Office: Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Hotline 0926 870 870
Email loi.phung@vietcalib.vn 
Website https://www.vietcalib.vnhttp://www.hieuchuanvietcalib.vn
zalo chat
Nhận Báo giá
0926 870 870
0961 661 788