vietCALIB® – Kiểm định hiệu chuẩn quy định theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
1. Quy định kiểm định đối với các thiết bị quan trắc môi trường theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT:
- Thông tư 23:2013/TT-BKHCN ngày 26/03/2013 của Bộ Khoa Học Công Nghệ “Quy định về đo lường với các phương tiện đo nhóm 2” và Thông tư 07/2019/TT-BKHCN “Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN” thì các thiết bị quan trắc môi trường sau đây phải thực hiện kiểm định:
- phương tiện đo lưu lượng,
- nồng độ SO2, CO2, CO, NOx
- bụi trong không khí
- phương tiện đo lưu lượng
- pH
- nồng độ oxy hòa tan
- độ dẫn điện
- độ đục của nước
- tổng chất rắn hòa tan trong nước
2. Kiểm định là gì? Hiệu chuẩn là gì?
- Hiệu chuẩn (Calibration):
- Hiệu chuẩn là các hoạt động kỹ thuật nhằm đưa các dụng cụ/ phương tiện đo cung cấp các giá trị chính xác đo lường.
- Hiệu chuẩn là hoạt động thường xuyên của người sử dụng thiết bị để đảm bảo thiết bị đo luôn luôn trong tình trạng chính xác do trong quá trình hoạt động thiết bị sẽ bị sai lệch bởi tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
- Ví dụ về Hoạt động hiệu chuẩn: một cái cân đã được kiểm định và dán tem kiểm định nhưng trước khi cân người sử dụng cân vẫn phải chỉnh cân về 0 do núm vặn chỉnh 0 bị trôi khi di chuyển –hành động chỉnh 0 là một hành động hiệu chuẩn. Đối với những thiết bị đo lường hóa lý khác thủ tục hiệu chuẩn phức tạp hơn và phải tuân theo quy trình chặt chẽ của nhà sản xuất đưa ra. Thông thường người ta sử dụng chất chuẩn để lập đường chuẩn (lập mối tương quan giữa nồng độ chuẩn áp đặt với các đại lượng vật lý mà thiết bị đo/đếm được như cường độ dòng mA; hiệu điện thế mV; số đếm account, mật độ hấp thụ quang học Abs…) hoặc phương trình hiệu chuẩn y=f(x) cho thông số cần đo. Chu kỳ hiệu chuẩn do nhà sản xuất khuyến cáo. Ngoài ra trong quá trình sử dụng thiết bị/phương tiện đo người sử dụng phải kiểm tra lại độ chính xác bằng cách đưa vật chuẩn/chất chuẩn để đo lại. Nếu sai số vượt giới hạn cho phép thì phải tiến hành hiệu chuẩn lại.
- Kiểm định (Verification):
- Kiể định là hoạt động đánh giá, xác định đặc tính đo lường của thiết bị theo yêu cầu của thiết bị đo lường và thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường. Bao gồm kiểm định ban đầu khi đưa thiết bị vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau mỗi quá trình sửa chữa thiết bị.
- Kiểm định là điều kiện pháp lý đối với các thiết bị đo lường nằm trong diện bắt buộc phải kiểm định trước khi đưa vào hoạt động và kiểm định định kỳ trong thời gian hoạt động của thiết bị. Chu kỳ kiểm định đã được quy định trong thông tư 23:2013/TT-BKHCN
- Hoạt động kiểm định là đưa vật chuẩn/chất chuẩn đã được chứng nhận và liên kết chuẩn để thiết bị đo đo lại trong giải đo của thiết bị. Kết quả đo lại phải nằm trong khoảng sai số cho phép. Khi đó thiết bị sẽ được dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu kết quả đo lại không đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định đề nghị người sử dụng thiết bị phải sửa chữa/hiệu chuẩn thiết bị để kiểm định lại. Tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đánh giá và cấp phép ủy quyền.
3. So sánh Kiểm định và hiệu chuẩn:
- Việc cấp giấy chứng nhận kiểm định chỉ thực hiện đối với một số thiết bị/phương tiện đo lường liên quan đến trao đổi mua bán, an toàn sức khỏe, môi trường… được quy định trong TT23:2013/TT-BKHCN & – Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, còn hiệu chuẩn là hoạt động thường xuyên của người sử dụng thiết bị/phương tiện đo lường để nhận được số liệu chính xác. Viêc cấp giấy chứng nhận kiểm định là yêu cầu bắt buộc, còn việc cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn mang tính tự nguyện:
Nội dung |
Kiểm định |
Hiệu chuẩn |
Giống nhau |
Là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. |
Tính bắt buộc theo pháp luật |
Mang tính phát lý bắt buộc. Phải tuân thủ đúng quy trình cũng như thời hạn kiểm định |
Không mang tính bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Nó sẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO được cấp |
Kết quả thực hiện |
Kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định |
Hiệu chuẩn cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn |
Quy trình thực hiện |
Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành |
Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP |
Thời hạn |
Thời hạn kiểm định định kì mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN, thời hạn kiểm định thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. |
Hiệu chuẩn được thực hiện khi có nhu cầu, thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị thông thường là 12 tháng |
Vai trò |
Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không |
Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo |
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB®
|
Địa chỉ |
HCM Office: |
Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh |
Hà Nội Office: |
Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội |
Đà Nẵng Office: |
Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng |
Hotline |
0926 870 870 |
Email |
loi.phung@vietcalib.vn |
Website |
https://www.vietcalib.vn| http://www.hieuchuanvietcalib.vn |