Tủ cấy vi sinh, tủ an toàn sinh học và dịch vụ thử nghiệm

Tủ cấy vi sinh, tủ an toàn sinh học và dịch vụ thử nghiệm tại Hiệu chuẩn vietCALIB®

Thực tế tất cả các tủ này đều không phải là giống nhau mà chúng có chức năng bảo vệ khác nhau. Điểm chung của các thiết bị này đó là tạo ra dòng khí chảy lớp để làm sạch khu vực làm việc, nhưng không phải tất cả đều bảo vệ cá nhan sử dụng và môi trường. Bên dưới đây là hướng dẫn về sự khác biệt của 2 thiết bị thường thấy đều tạo ra dòng khí chảy lớp, tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh.

Khi bước vào phòng thí nghiệm nghiên cứu, có một thiết bị được gọi với rất nhiều cái tên: tủ nuôi cấy tế bào, tủ nuôi cấy mô, tủ cấy vi sinh, tủ PCR hay tủ an toàn sinh học…

Tuy nhiên một điều quan trọng bạn cần phải biết là không phải tất cả các tủ này đều giống nhau, thực tế chúng có chức năng bảo vệ khác nhau. Điểm chung của các thiết bị này đó là tạo ra dòng khí chảy lớp để làm sạch khu vực làm việc, nhưng không phải tất cả đều bảo vệ cá nhan sử dụng và môi trường. Bên dưới đây là hướng dẫn về sự khác biệt của 2 thiết bị thường thấy đều tạo ra dòng khí chảy lớp, tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh.

Cùng với đó là DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM Tủ an toàn sinh học – Tủ cấy vi sinh – Tủ PCR… của chúng tôi được trình bày cụ thể ở phần bên dưới…

TỦ CẤY VI SINH LÀ GÌ ?

Tủ cấy vi sinh hay tủ tạo môi trường sạch được gắn màng lọc khí HEPA hoặc ULPA ở trên đầu hoặc sau lưng tủ.

Loại thiết bị này chỉ bảo vệ mẫu thao tác. Bạn có thể sử dụng cho các hoạt động cần môi trường sạch như tránh bụi khí lắp ráp các thiết bị vô trùng. Không được dùng tủ cấy vi sinh khi thao tác với môi trường tế bào, các đối tượng có khả năng gây nhiễm cũng như bất kỳ các đối tượng nguy hiểm khác.

Các công việc có thể làm trong tủ cấy vi sinh:

Làm việc với các đối tượng không nguy hiểm đòi hỏi môi trường sạch, không bụi.

  • Chuẩn bị đĩa môi trường
  • Môi trường tế bào thực vật
  • RNA/DNA
  • Lắp ráp thiết bị tiệt trùng
  • Lắp ráp thiết bị điện

Không sử dụng loại tủ này để thao tác với các hóa chât độc hại, tác nhân vi sinh độc hại. đòng vị phóng xạ và bất kỳ đối tượng nào có thể gây dị ứng.

TỦ AN TOÀN SINH HỌC LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Tủ an toàn sinh học còn được gọi là tủ an toàn vi sinh: là một tủ kín, đối lưu bên trong dùng khi  thao tác với các vi sinh vật gây bệnh (hoặc có khả năng gây bệnh) được sử dụng để bảo vệ an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm bằng cách làm sạch môi trường xung quanh qua màng lọc HEPA hoặc ULPA giúp loại bỏ các vi khuẩn và vi rút độc hại. Tủ an toàn sinh học được chia thành ba cấp I, II và III dựa trên mức độ bảo vệ mà chúng mang lại.

Tủ an toàn sinh học cấp I

Tủ có khả năng bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường xung quanh khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, nhưng chúng không bảo vệ mẫu đang được thao tác bên trong.

Không khí thoát ra được đi qua bộ lọc và có thể được thải ra bên ngoài môi trường hoặc được tái tuần hoàn, tùy thuộc vào loại công việc đang được thực hiện.

Không khí hút vào tủ không đi qua bất kỳ bộ lọc, vì không khí này có thể không sạch, nên không thể sử dụng tủ an toàn sinh học cấp I cho các vật liệu dễ bị nhiễm bẩn.

Tủ an toàn sinh học cấp II

Tủ an toàn sinh học cấp II cung cấp sự bảo vệ tầm trung. Giống như lớp I, chúng có thể xử lý an toàn vi sinh vật ở các mức an toàn sinh học 1- 3. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là không khí chảy trong và ngoài tủ đi qua bộ lọc HEPA vì vậy nó có thể bảo vệ cả mẫu lẫn môi trường xung quanh.

Tủ an toàn sinh học cấp II được chia nhỏ thành bốn loại: A1, A2, B1 và ​​B2, dựa trên cấu trúc và vận tốc dòng khí, và hệ thống ống xả của chúng.

Tủ an toàn sinh học cấp III

Các tủ an toàn sinh học cấp III này cung cấp sự bảo vệ tối đa cho nhân viên, môi trường xung quanh và cả mẫu.

Hệ thống này kín khí, tất cả mọi vật liệu đi vào hoặc đi ra phải qua một nồi hấp tiệt trùng.

Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất.

Các công việc có thể thực hiện bên trong tủ an toàn sinh học:

  • Làm việc với các tác nhân sinh học cấp 1, 2, 3
  • Môi trường mô của động vật có vú
  • Làm việc với mô và máu của động vật có vú
  • Thao tán với vật liệu gây nhiễm hoặc hoặc có tiềm năng gây nhiễm có thể tạo ra Sol khí

Chỉ được thao tác với một lượng hóa chất bay hơi giới hạn trong tủ B1 và B2

SO SÁNH TỦ AN TOÀN SINH HỌC VÀ TỦ CẤY VI SINH

Bên dưới đây là hướng dẫn về sự khác biệt giữa 2 thiết bị thường thấy để bảo vệ an toàn cho người kỹ thuật viên xét nghiệm, môi trường và mẫu bệnh phẩm trong phòng xét nghiệm vi sinh là Tủ an toàn sinh học cấp II và Tủ cấy vi sinh.

Điểm chung

  • Đều phục vụ cho mục đích nuôi cấy vi sinh, nuôi cấy mô tế bào …

  • Nguyên lý tạo ra dòng khí chảy lớp và qua màng lọc để làm sạch khu vực làm việc hay khu vực cần độ sạch để nuôi cấy.

  • Cả hai tủ này đều có màng lọc HEPA với hiệu suất cao có thể giữ lại các hạt có kích thước 0,3µm với hiệu suất ít nhất là 99,97%.

  • Khử trùng khoang làm việc bằng ánh sáng UV.

  • Đều dùng  bảo vệ được kỹ thuật viên xét nghiệm và môi trường nhưng do hướng đi của dòng khí vào và ra khỏi tủ rất khác nhau, do đó mỗi loại thích hợp với một công việc riêng.

Điểm khác nhau

Ứng dụng:

  • Tủ an toàn sinh học: Dùng trong nuôi cấy mẫu có nguy cơ nguy hại gây độc dị ứng như nấm, mầm bệnh, phóng xạ… tủ an toàn có thể bảo vệ mẫu, người thao tác và môi trường xung quanh.
  • Tủ cấy vi sinh: là thiết bị tạo ra dòng khí sạch, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho mẫu phát triển, tránh gây nhiễm các nguồn bệnh, tạp, bụi… từ môi trường xung quanh, hay nói cách khác tủ cấy là tủ chỉ dùng để bảo vệ mẫu.

Nguyên lý cấu tạo:

  • Tủ an toàn sinh học: có cấu tạo 2 màng lọc HEPA hoặc ULPA với dùng khí sử dụng tuần hoàn, tránh gây lây nhiễm cho môi trường.
  • Tủ cấy vi sinh: sử dụng 1 màng lọc HEPA hoặc ULPA đảm bảo cung cấp dòng khí sạch cho mẫu.

DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM TỦ AN TOÀN SINH HỌC – TỦ CẤY VI SINH – TỦ PCR …

Với những ứng dụng và mục đích sử dụng như trên của Tủ an toàn sinh học –  Tủ cấy vi sinh – Tủ PCR… để đảm bảo an toàn tối đa cho mẫu, nhân viên thao tác cũng như môi trường xung quanh. Với các điều kiện nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn tối đa, việc đánh giá khả năng hoạt động của một tủ an toàn sinh học cũng như tủ cấy vi sinh là rất quan trọng và cần thiết.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU  HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM  HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB®

Địa chỉ HCM Office: Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội Office: Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng Office: Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Cần Thơ Office: Số 275, Đường Xuân Thuỷ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Hotline 1900 066870 0926 870 870 (Miền Nam) |0812 870 870 (Miền Bắc)
Email info@vietcalib.vn
Website https://www.vietcalib.vnhttp://www.hieuchuanvietcalib.vn
zalo chat
Nhận Báo giá
0926 870 870
0961 661 788