Quy trình hiệu chuẩn máy đo nồng độ clo dư

Bước 1:  Kiểm tra bên ngoài
– Đầu đo không bị gãy, nát không bị biến dạng.
– Màn hình chỉ thị của thiết bị không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến kết quả đọc.
– Nút nhấn điều khiển còn đầy đủ, nguyên vẹn.
– Hình dáng bên ngoài không ảnh hưởng tới kết quả đo.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
– Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Tất cả các nút điều khiển còn hoạt động tốt.
– Màn hình hiển thị rõ ràng, không đứt nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Máy đo nồng độ clo dư được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
– Kiểm tra điểm “0”
– Kiểm tra sai số
– Tính toán độ không đảm bảo đo.
Bước 4: Xử lý chung
– Phương tiện đo sau khi hiệu chuẩn được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
– Chu kỳ khuyến nghị hiệu chuẩn định kỳ là 1 năm
– Khi tiến hành hiệu chuẩn, đảm bảo các điều kiện sau:
      + Nhiệt độ ( 25 ± 5 ) oC.
      + Độ ẩm tương đối ( 40 – 70 ) %RH
 

Các model hãng sản xuất máy đo nồng độ clo dư trên thị trường:

Nguyên lý hoạt động máy đo nồng độ clo dư:

Clo là một thành phần của muối kết hợp với các hợp chất khác. Ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn chất này có dạng Cl2. Ở thượng tầng khí quyển, clo chứa phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC, là chất gây hại tầng ozon.
Máy đo nồng độ Clo dư là một trong những loại thiết bị đo chuyên dùng để kiểm tra hàm lượng chất Clo dư trong nước. Thường được ứng dụng trong các lĩnh vực:
– Trong lĩnh vực y học: sát trùng vết thương, gây mê.
– Trong hóa học: dùng cho nước sơn, chất hòa tan, chất tạo bọt, thuốc trừ sâu, hóa chất chống đông,…
– Trong nông nghiệp: dùng để tẩy trùng ao hồ, diệt vi khuẩn trong môi trường nước, oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh trong sản xuất giống vật nuôi.
Phân biệt Clo dư – Clo tổng và Clo kết hợp
   Khi cho hóa chất clo vào nước, chúng sẽ phản ứng với chất hữu cơ và kim loại có trong nước. Tiếp theo là ức chế, tiêu diệt vi sinh vật, virut, vi khuẩn gây bệnh.
– Lượng Clo vừa đủ để phản ứng hết với các vật liệu hữu cơ, kim loại và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn là Clo nhu cầu.
– Clo kết hợp là lượng clo đã phản ứng với các vật liệu hữu cơ, kim loại và các phân tử hữu cơ chứa amoniac để tạo thành các chất khử trùng yếu hoặc không có sẵn để khử trùng.
– Clo tổng là lượng clo cần thiết để đáp ứng nhu cầu và thêm một lượng Clo dư để ngăn chặn sử tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình lưu trữ trước khi sử dụng đối với nước sinh hoạt và khử trùng để xử lý nước đối với bể bơi.
Tác hại của Clo dư trong nước đối với sức khỏe
– Clo là hóa chất không thể thiếu trong quá trình xử lý nước sạch. Ở trên đã phân tích đây là chất có tính độc cao. Vì vậy việc sử dụng nước uống có chất này tồn đọng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng Clo cao hơn mức tiểu chuẩn là >0,5mg/l sẽ gây độc cho người sử dụng
– Trong nước khi có lượng clo dư bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nước có mùi khó chịu và vị khó uống. Đây là chất oxi hóa mạnh nên Clo có thể gây ra nhiều trường hợp có các triệu chứng khác nhau. Dựa theo hàm lượng clo trong nước uống và thời gian sử dụng, cơ địa của từng người sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu cơ thể người dùng sẽ gặp phải như khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt,….Nghiêm trọng hơn khi sử dụng nước chứa clo vượt mức cho phép sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Clo dư trong nước nồng độ bao nhiêu là an toàn?
– Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ Clo dư trong nước đối với nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi mà bạn đọc có thể tham khảo:
Đối với nước ăn uống – sinh hoạt
– Chất clo dư trong nguồn nước sinh hoạt là dạng clo có sẵn, hóa chất được thêm vào nước nhằm khử trùng và vô hiệu hóa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước. Theo quy định OCVN01:2009/BYT thì hàm lượng clo dư được phép trong nước sinh hoạt ăn uống là 0,3 – 0,5 ppm. Nhưng trên thực tế thì hàm lượng Clo ở trong nước máy tại Việt Nam thường cao hơn mức quy định khá nhiều.
Đối với nước bể bơi
– Clo dư trong nguồn nước hồ bơi được hiểu là lượng clo sẵn có để khử trùng, xử lý nước bể. Đồng thời chất này dùng để oxi các loại chất hữu cơ, loại bỏ rong rêu, cần bằng pH, tiêu diệt tảo, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại,…Hàm lượng clo dư đạt chuẩn trong nguồn nước bể bơi là 1-3 ppm.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU  HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM  HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB®

Địa chỉ HCM Office: Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội Office: Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng Office: Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Cần Thơ Office: Số 275, Đường Xuân Thuỷ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Hotline 1900 066870 0926 870 870 (Miền Nam) |0812 870 870 (Miền Bắc)
Email info@vietcalib.vn
Website https://www.vietcalib.vnhttp://www.hieuchuanvietcalib.vn
zalo chat
Nhận Báo giá
0926 870 870
0961 661 788