𝐯𝐢𝐞𝐭𝐂𝐀𝐋𝐈𝐁® – Quy trình hiệu chuẩn kính hiển vi

1. Phạm vi áp dụng:

  • Tài liệu này hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành hiệu chuẩn các loại kính hiển vi có chức năng đo kích thước vật thể rất nhỏ đến micromet, tối đa 1 mm.

Mục đích:

  • Đánh giá độ chính xác của thiết bị, tính ổn định trong quấ trình sử dụng.
  • Cung cấp kết quả hiệu chuẩn, kiểm tra làm cơ sở cho việc đánh giá sự phù hợp.

2. Điều kiện môi trường tại khu vực hiệu chuẩn:

Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:
  • Nhiệt độ: (25 ± 5) ºC.
  • Độ ẩm: (60 ± 20) %RH.

3. Lựa chọn phương tiện dùng để hiệu chuẩn:

Chuẩn đo lường

Lam kính trắc vi-lam kính chuẩn

Giá trị danh định: 1 mm, vạch chia 0.01 mm

Độ không đảm bảo đo U = 0,0006 mm

Thị kính trắc vi

Giá trị danh định: 10 mm, 100 vạch chia

Giá trị danh định: 10 mm, 50 vạch chia

Phương tiện đo khác

Dầu soi kính hiển vi

 

Khăn giấy, tăm bông,…

 

4. Chuẩn bị trước khi hiệu chuẩn:

  • PTĐ phải có nhãn ghi các thông số như số máy, nơi sản xuất, Max, giá trị độ chia…
  • PTĐ phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết.
  • Bộ phận chỉ thị của PTĐ phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác.

5. Tiến hành hiệu chuẩn:

Kiểm tra bên ngoài

  • Khởi động PTĐ, trong suốt quá trình khởi động PTĐ phải hoạt động bình thường.
  • Đối với PTĐ có chức năng tự hiệu chỉnh thì phải cho PTĐ thực hiện chức năng này. Chức năng đó nên hoạt động bình thường.
  • Đối với PTĐ không có chức năng tự hiệu chỉnh thì bắt buộc phải có cơ cấu niêm phong để ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của PTĐ.

Kiểm tra kỹ thuật

  • Khởi động PTĐ, trong suốt quá trình khởi động PTĐ phải hoạt động bình thường.
  • Đối với PTĐ có chức năng tự hiệu chỉnh thì phải cho PTĐ thực hiện chức năng này. Chức năng đó nên hoạt động bình thường.
  • Đối với PTĐ không có chức năng tự hiệu chỉnh thì bắt buộc phải có cơ cấu niêm phong để ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của PTĐ.
Kiểm tra đo lường
  • Tháo thị kính của PTĐ ra và đặt tấm kính của thị kính trắc vi vào (mặt khắc vạch hướng xuống dưới). Đặt thị kính của PTĐ vào vị trí cũ. Đối với PTĐ mà phần thị kính có thể thay cả cụm thì chỉ cần lấy cụm thị kính ra, thay cụm thị kính trắc vi vào. Vị trí của vạch chia trên thị kính trắc vi lúc này phải nằm ngang và vị trí số 0 sẽ nằm về phía bên trái.
  • Thông thường có các loại vật kính phổ biến 4X, 10X, 20X 40X, 100X (oil). Đặt lam kính trắc vi lên bàn kẹp và chỉnh độ nét của các vật kính, bắt đầu từ vật kính có độ phóng đại nhỏ, sao cho vị trí số 0 của vật kính trắc vi nằm bên trái.
  • Di chuyển bàn kính sao cho vị trí của 2 thước trên thị kính trắc vi và lam kính trắc vi nằm sát và song song nhau, vạch chia vị trí điểm 0 là trùng nhau.
  • Nhìn về phía bên phải vạch số 0 của lam kính trắc vi để tìm điểm mà 1 vạch của thị kính trắc vi trùng với 1 vạch của lam kính trắc vi. Điểm trùng này gọi là điểm X, đơn vị là mm. Khoảng cách sẽ thay đổi tùy theo các vật kính sử dụng (4X, 10X, 20X, 40X, 100X (oil)).
  • Ngay vị trí gọi là điểm X của lam kính trắc vi, vạch trùng này của thị kính trắc vi chính là tổng số vạch tính từ vạch 0, đếm tổng số vạch này của thị kính trắc vi. Giá trị này gọi là Y, đơn vị là vạch.
  • Đối với từng vật kính, thực hiện lặp lại 3 lần việc kiểm tra giá trị X trên lam kính trắc vi và Y trên thị kính trắc vi. Ghi nhận các giá trị X, Y vào biên bản quan trắc.

6. Tài liệu tham khảo:

  • Microsystem Leica-User Manual
  • OLYMPUS CX21-Miantenance Manual

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU  HIỆU CHUẨN – BẢO TRÌ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM, MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHIỆP – VUI LÒNG LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM  HIÊU CHUẨN – KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vietCALIB®

Địa chỉ HCM Office: Số N36, Đường số 11, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội Office: Tầng 1, Toà nhà Intracom Building, 33 Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng Office: Số 10, Đường Lỗ Giáng 05, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Hotline 0926 870 870
Email loi.phung@vietcalib.vn 
Website https://www.vietcalib.vnhttp://www.hieuchuanvietcalib.vn
zalo chat
Nhận Báo giá
0926 870 870
0961 661 788